Trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, các nước trong khu vực châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, với các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất hiện đại với những dây truyền tự động hóa ở mức độ cao và tự động hóa hoàn toàn. Từ đó dẫn đến nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về “Điều khiển và Tự động hóa” để làm chủ các dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP :

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi các thao tác của con người được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot. Ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức về các hệ thống điều khiển tự động hiện đại trong công nghiệp cùng với sự hỗ trợ của công nghệ điện tử, những ý tưởng sáng tạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực sẽ được trở thành hiện thực.

Chương trình có tính ứng dụng cao, đặc biệt sinh viên được tiếp cận với trang thiết bị thí nghiệm hiện đại được hỗ trợ bởi các tập đoàn lớn như ABB, Endress+Hausser,…

Theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Điều khiển và Tự động hóa, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực sau: Điu khin các thiết b và h thng t đng, T đng hóa sn xut và truyn thông trong công nghip, Lĩnh vc chế to và điu khin robot

tu-dong4

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Tên ngành, nghề: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Mã ngành, nghề: 5520225
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 2 năm học

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     1.1. Mục tiêu chung:
+ Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

     1.2. Mục tiêu cụ thể:

     – Kiến thức :
+ Trình bày được những nguyên tắc an toàn trong khi làm việc;
+ Phát biểu được các định luật cơ bản về điện học, ứng dụng trong kỹ thuật điện;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các thiết bị đo lường và khí cụ điện thông dụng trong kỹ thuật điện, điện tử;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện tử, các mạch điện tử cơ bản được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp;
+ Trình bày được cấu trúc chung của các bộ lập trình PLC;
+ Trình bày được các tập lệnh cơ bản trong PLC;
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.

     – Kỹ năng :
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị đo lường điện tử;
+ Đọc, vẽ được các bản vẽ điện, điện tử thông dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Lập trình thành thạo các chương trình điều khiển dùng PLC;
+ Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công
nghiệp;
+ Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
+ Kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử theo yêu cầu công việc;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghề;
+ Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề.

     1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
+ Người học nghề Điện tử công nghiệp thường được bố trí làm việc ở các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện điện tử. Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

+ Có khả năng vận hành, lập trình trên các hệ thống điều khiển PLC, SCADA và các chuẩn mạng truyền thông công nghiệp;

+ Có năng lực vận hành và lắp đặt các hệ truyền động, các thiết bị tự động;

+ Phát triển và ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động; các lập trình viên phát triển phần mềm nhúng và phần mềm điều khiển cho các hệ thống điều khiển thông minh, điều khiển thích nghi.

loi-ich-cua-tu-dong-hoa-doanh-nghiep-getfly-crm

 

ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

1. Hình thức tuyển sinh : Xét tuyển

2. Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp THCS.

3. Thời gian đào tạo : Từ 01 đến 02 năm

4. Nộp Hồ sơ xét tuyển online: 

Tại trang xét tuyển: http://xettuyen.dsgc.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen.html

 5. Liên hệ : Văn phòng Tuyển sinh Trường Trung cấp Đông Sài Gòn

  • Địa chỉ: 2/38 đường Lê Văn Việt, KP2, p. Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 028.3736.0520 – (0968 919 808 Cô Hà)

 

6. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và nhập học trình độ trung cấp :

  • Đợt 1: nhận hồ sơ từ tháng 3 đến tháng 6 xét tuyển và nhập học.
  • Đợt 2: nhận hồ sơ từ tháng 7 đến tháng 11 xét tuyển và nhập học.

TC – ĐSG

Đăng ký hồ sơ
Đăng ký hồ sơ 0968 919808 Chat Facebook