Ngành Điện Công Nghiệp – Dân Dụng là sự kết hợp của 2 ngành Điện Công Nghiệp – Dân Dụng. Sự phát triển nhanh và mạnh của kỹ thuật điện tử trong sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt dân dụng đã làm cho kiến thức của 2 ngành Điện và Điện tử ngày càng gần nhau hơn, kiến thức cũng như kỹ năng của cán bộ kỹ thuật công nghiệp hiện nay gần như không thể thiếu 2 lĩnh vực này.

Điện Công Nghiệp – Dân Dụng là gì ?

Kỹ thuật điện (Điện Công Nghiệp – Dân Dụng) là ngành học nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. Đời sống công nghệ hiện đại không thể thiếu sự hiện diện của các thiết bị điện và điện tử, theo đó, Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) luôn là một ngành học quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật.

Hutech-nganh-CDDT (3)(1)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Tên nghề: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Mã nghề: 5520224
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 02 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung:
– Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
– Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ ứng với trình độ trung cấp; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ trong công tác người làm Điện công nghiệp và dân dụng.
– Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Trung cấp về Điện công nghiệp và dân dụng. Sau khi tốt nghiệp, học sinh có nền tảng kiến thức để phát triển toàn diện về nhân cách và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực: Lắp đặt, vận hành bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện, điện tử; Thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa dây công trình điện dân dụng và công nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể:
     
     – Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
+ Nhận biết được sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết các sự cố đó;
+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
+ Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế của nghề.

     – Kỹ năng:
+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động thông thường;
+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học về chuyên ngành;
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
– Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
– Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

co-dien-tu-4

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

– Trưởng ngành bảo trì, sửa chữa cơ điện trong các doanh nghiệp.

– Trưởng ngành Điện – Điện tử các đơn vị sản xuất hay Trưởng Bộ môn Điện – Điện tử trong các trường học.

– Trưởng chuyền sản xuất trong các nhà máy sản xuất.

– Cán bộ kỹ thuật phòng kiểm định chất lượng trong các doanh nghiệp.

– Cán bộ phòng kỹ thuật trong các doanh nghiệp.

– Giáo viên lý thuyết và thực hành các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề.

– Tự tổ chức các cơ sở sửa chữa, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, tự động.

– Cơ hội học tập nâng cao trình độ lên Thạc sỹ hay Nghiên cứu sinh tại trường hay các trường khác cùng ngành.

ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

1. Hình thức tuyển sinh : Xét tuyển

2. Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp THCS.

3. Thời gian đào tạo : Từ 01 đến 02 năm

4. Nộp Hồ sơ xét tuyển online: 

Tại trang xét tuyển: http://xettuyen.dsgc.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen.html

 5. Liên hệ : Văn phòng Tuyển sinh Trường Trung cấp Đông Sài Gòn

  • Địa chỉ: 2/38 đường Lê Văn Việt, KP2, p. Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 028.3736.0520 – (0968 919 808 Cô Hà)

 

6. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và nhập học trình độ trung cấp :

  • Đợt 1: nhận hồ sơ từ tháng 3 đến tháng 6 xét tuyển và nhập học.
  • Đợt 2: nhận hồ sơ từ tháng 7 đến tháng 11 xét tuyển và nhập học.

 

TC – ĐSG

Đăng ký hồ sơ
Đăng ký hồ sơ 0968 919808 Chat Facebook